Trong thời đại mà công nghệ 4.0 đang ngày càng trở nên phổ biến và được chú trọng phát triển như hiện nay thì việc đẩy mạnh ngành công nghiệp điện tử chính là cách để nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển khác dễ dàng hội nhập và theo kịp sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của thế giới. Với xu hướng đó, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang tạo được những bước đột phá trong quá trình thay đổi và hội nhập.
Thuần gia công
Nếu theo dõi các thông tin kinh tế, có thể thấy rõ một điều rằng hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu mặt hàng điện tử lớn thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khối ASEAN với hàng chục tỷ USD mỗi năm. Số lượng việc làm ngành công nghiệp điện tử cũng đang tăng mạnh qua các năm. Tuy nhiên một điều đáng buồn là 95% kim ngạch xuất khẩu của ngành lại đến từ các doanh nghiệp nước ngoài. Điều đó cho thấy, vai trò của các doanh nghiệp trong nước rất mờ nhạt, thiếu sức sống. Phần lớn các doanh nghiệp nội địa vẫn chủ yếu tham gia vào những công đoạn lắp ráp, cung cấp dịch vụ và linh kiện đơn giản nên giá trị gia tăng thấp, thiếu sức cạnh tranh trên thi trường hoặc thiếu định hướng chiến lược rõ ràng.
Đáng chú ý hơn nữa chính là trong một khoảng thời gian dài ở Việt Nam đã có quá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này nhưng chủ lực xuất khẩu điện tử vẫn là các doanh nghiệp nước ngoài, còn doanh nghiệp trong nước vẫn chỉ thuần khâu lắp ráp, gia công. Thực tế đã cho thấy, Việt Nam hiện nay đang trở thành một trong những công xưởng sản xuất hàng điện tử của thế giới và là điểm đến hấp dẫn của nhiều dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử. Hiện lĩnh vực này thu hút về cho nền kinh tế Việt Nam hơn 10 tỷ USD vốn FDI với các tên tuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel… kéo theo sự xuất hiện của các doanh nghiệp cung ứng linh kiện, phụ kiện cho các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, ti vi…
Các doanh nghiệp trong nước vẫn chỉ dừng ở khâu thuần gia công
Thầy Nguyễn Hữu Vinh, đang giảng dạy chương trình Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: “Phải chăng nguyên nhân dẫn đến thực trạng ngành công nghiệp điện tử hiện nay là do Việt Nam còn thiếu các chiến lược dài hạn để phát triển ngành này. Và việc thực thi chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ còn chậm.
Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, thiết kế phát triển sản phẩm (R&D) của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực hiện gia công sản phẩm chứ chưa thực hiện được các công đoạn chủ lực trong chuỗi giá trị của ngành. Hiện ở Việt Nam vẫn tồn tại sự thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ngành điện tử, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử.”
Xây dựng chiến lược dài hạn cho ngành công nghiệp điện tử
Để chủ động và phát triển nhanh, bền vững cho ngành công nghiệp điện tử hiện nay, nước ta cần tập trung vào việc nghiên cứu và xây dựng các dự án cấp quốc gia nhằm xác định rõ chiến lược phát triển của ngành trong nền kinh tế hiện tại; trong đó, cần chú trọng hơn tới việc xác định các sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành điện tử phát triển nhanh và hiệu quả hơn nữa. Mỗi doanh nghiệp cũng cần tự xác định cho mình những phân khúc sản phẩm và khách hàng phù hợp đồng thời cần tính đến khả năng đón đầu xu hướng tiêu dùng và phát triển công nghệ chung của thế giới trong thời đại hiện nay.
Bên cạnh đó, cũng cần phải có sự kết hợp từ nhiều yếu tố, từ cấp vĩ mô đến các doanh nghiệp, cũng như sự ủng hộ và chia sẻ hiệu quả của hiệp hội ngành nghề. Không chỉ vậy, việc ưu tiên hàng đầu chính là xây dựng cơ chế huy động nguồn lực tổng hợp, nhất là chất xám để có thể tạo ra sự đột phá, ứng dụng chất xám trong việc sáng tạo ra các sản phẩm mới, với những ý tưởng độc đáo nhằm tạo dựng uy tín của ngành điện tử Việt Nam.
Xây dựng chiến lược dài hạn để thúc đẩy phát triển ngành điện tử trong nước
>>>>Xem thêm: Quản lý giáo dục điện tử trong nhà trường
Ngoài ra, Chính phủ cần xác định rằng công nghiệp điện tử là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân, vì thế, để có kế hoạch dài hạn phát triển ngành này, phải có sự quan tâm và đầu tư thích đáng.
Không chỉ thế, một yếu tố cũng quan trọng không kém đó là xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ có hàm lượng trí tuệ cao, tận dụng lợi thế về thiết kế, tích hợp hệ thống và khả năng lập trình để có được những sản phẩm đem lại giá trị gia tăng vượt trội.
Có lẽ với ngành công nghiệp điện tử đang bước đầu tạo nên những bước đột phá thì chúng ta có thể hy vọng vào sự phát triển hơn nữa của ngành này trong những năm tới.