Sự phổ biến của thương mại điện tử và mạng lưới Internet có tác động to lớn đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Cùng tìm hiểu những lợi ích lớn lao đó là những gì trong bài viết dưới đây .
Phát triển dòng thông tin của nền kinh tế
Để doanh nghiệp xây dựng được chiến thuật mới trong sản xuất và kinh doanh, nhà nước đưa ra những chính sách, chủ trương phù hợp và người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, thì nhu cầu về dòng thông tin đầy đủ và kịp thời là rất lớn.
Internet cung cấp cho ta nguồn thông tin phong phú, đa dạng, dễ truy cập, liên tục và không bị hạn chế bởi không gian. Điều này giúp sự hợp tác và quản lý diễn ra nhanh chóng, trên tất cả các bình diện, làm giảm sự bất ổn và các rủi ro trong nền kinh tế.
Trong thị trường kinh tế truyền thống thì khả năng và tiềm lực về tiếp cận và khảo sát thông tin thị trường bị hạn chế hơn so với thương mại điện tử.
Thương mại điện tử giúp phát triển dòng thông tin của nền kinh tế
Giảm chi phí sản xuất, tiếp thị, giao dịch và bán hàng
Nhà sản xuất thì luôn muốn giảm chi phí sản xuất, còn người tiêu dùng thì lại luôn muốn được mua sắm hàng hóa với mức giá rẻ hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp và hành vi mua của khách hàng.
Thương mại điện tử sinh ra để giải quyết vấn đề này. Trước hết, thương mại điện tử giúp giảm chi phí văn phòng, tìm kiếm và chuyển giao tài liệu tới 30% so với thương mại thông thường.
Nhìn rộng hơn, các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ được giải phóng khỏi nhiều công đoạn phiền hà khác để tập trung vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm, từ đó đem đến cái lợi về lâu dài.
Thương mại điện tử còn giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị sản phẩm. Sử dụng phương tiện Internet, một nhân viên bán hàng có thể đồng thời giao dịch với nhiều khách hàng, giúp tăng năng suất làm việc và số lượng đơn hàng. Cách thức quảng cáo trên mạng cũng phong phú và được cập nhật thường xuyên hơn.
Theo chị Nga – sinh viên Cao đẳng y dược TPHCM: “Với thương mại điện tử, việc mua bán trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Tôi thường xuyên mua sắm trên Shopee và cảm thấy thực sự thích hình thức thương mại trực tuyến này.”
Thương mại điện tử thuận lợi hơn cho cả người mua và người bán
Mở rộng cơ hội gia nhập thị trường cho các doanh nghiệp và thay đổi cấu trúc thị trường
Khả năng truy cập và phát tán thông tin nhanh, cùng với chi phí lập cửa hàng ảo trên mạng nhỏ, tạo lập tiếng vang dễ dàng… là những ưu điểm của thương mại điện tử thu hút nhiều doanh nghiệp, startup tham gia thị trường.
Tuy nhiên, đi kèm với đó cũng là sức cạnh tranh và áp lực lớn cho mọi doanh nghiệp, bởi nếu không nâng cao chất lượng, các doanh nghiệp yếu, kém trong khả năng thông tin rất dễ bị đào thải.
Việc rút ngắn chu kỳ sản xuất và chi phí giao dịch dẫn đến những thay đổi nhất định trong cấu trúc thị trường và cách tổ chức doanh nghiệp. Ví dụ trong ngành du lịch, trước đây các công ty dịch vụ hàng không thường bán vé máy bay thông qua mạng lưới đại lý phân phối, nhưng khi thương mại điện tử phát triển, các công ty hoàn toàn có thể bán vé trực tiếp cho khách hàng và tiết kiệm được khoản hoa hồng đáng lẽ ra phải trả cho đại lý. Điều này sẽ khiến gia tăng xu hướng sáp nhập hoạt động bán vé vào hoạt động của chính công ty hàng không, còn đại lý chuyển sang hình thức môi giới thông tin.
Thúc đẩy “nền kinh tế số hóa”
Thương mại điện tử phát triển dẫn đến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng buộc phải phát triển theo. Đồng thời, xu hướng thế giới sẽ tiến đến “nền kinh tế số hóa”, lấy tri thức và thông tin là nền tảng chủ yếu để phát triển.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về thương mại điện tử và có cái nhìn tích cực về thị trường kinh tế mới mẻ này.