Theo tin tức từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của nước ta đến năm 2020 cần khoảng 4.355 người, riêng lĩnh vực hạt nhân cần 2.850 người, trong đó, số cán bộ chuyên môn về công nghệ, an toàn lò phản ứng và nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) khoảng 1.600 người. Thế nhưng các trường Đại học rất chật vật trong việc tuyển sinh ngành Điện hạt nhân: Thiếu thí sinh, điểm trúng tuyển thấp…
Vấn đề việc làm ngành điện hạt nhân nhiều người quan tâm
TS Phạm Đình Khang – GĐ Trung tâm Đào tạo hạt nhân cho hay, vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là: Đào tạo xong ngành này thì họ làm gì, làm việc ở đâu thì cái đó chưa được xác định rõ. Học ngành hạt nhân ra thường rất khó xin việc vì số cơ quan tuyển ngành này rất ít. Ở Việt Nam lại chưa có nhiều cơ sở công nghiệp điện hạt nhân nên đa số sinh viên ra trường từ nay đến khi tuyển người vào làm ở cơ sở công nghiệp điện hạt nhân sẽ đi xin việc khác rất xa thứ được đào tạo.
Lý do là do số chuyên gia là người Việt Nam ở lĩnh vực này đang làm việc trong nước không nhiều nên kết quả đã đạt được cũng rất ít. Nhưng có một lý do cơ bản là chúng ta chưa xây dựng được quy hoạch số người và chuẩn nghề nghiệp với số liệu đáng tin cậy nên các trường đại học phải xây dựng khung chương trình đào tạo.
Riêng với ngành hạt nhân và chung cho các ngành khác, Bộ GD&ĐT và các trường chẳng biết đường nào mà thiết kế, quy hoạch chương trình đào tạo (và sinh viên thất nghiệp nhiều là tất nhiên).
Chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho các em học sinh từ phổ thông vào học các ngành hạt nhân thì đã nói rõ tại hội thảo cụ thể: Được miễn học phí, được ở ký túc xá có nhiều tiện nghi, được hỗ trợ sinh hoạt phí, hỗ trợ 2,5 lần lương tối thiểu với sinh viên đại học xếp loại học lực giỏi trở lên.
Những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc sẽ được thực tập tại những nước có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển, sau khi ra trường được làm việc ngay mà không cần qua thời gian thử việc…
Ngành hạt nhân là ngành đòi hỏi sự bền bỉ và nỗ lực học tập, để trở thành kỹ sư hay chuyên gia đúng nghĩa của ngành hạt nhân, bạn phải mất cỡ chục năm học tập và nghiên cứu mà không phải ai cũng thành công.
Đây cũng là một rào cản mà nhiều em không lựa chọn ngành này. Còn nếu học các ngành khác thì chỉ cần 4 – 5 năm là ra trường để giải quyết cấp thiết về đời sống.
Có 6 cơ sở đào tạo đại học ngành này đó là 2 Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội và TP.HCM), ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Lạt, ĐH Điện lực và Đại học Đà Nẵng, nhưng hiện tại để có được chương trình giảng dạy cũng không dễ.
6 cơ sở này có 13 tiến sĩ ngành hạt nhân, nhưng một nửa trong số ấy đang làm công tác quản lý , lại không có ai làm về công nghệ hạt nhân. Vậy thì thiết kế chương trình đào tạo để phát triển điện hạt nhân với họ là vấn đề không bapq uát được. Vậy thấy được rằng, chúng ta phải tìm đúng được nhóm chuyên gia thì mới ra được bản thiết kế chương trình đúng.
Điện hạt nhân được xác định là một trong những lĩnh vực phát triển trong tương lai tại Việt Nam
Dự đoán trong tương lai gần ngành điện hạt nhân sẽ là ngành “hot”, đầy hứa hẹn về cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp. Các sĩ tử mùa tuyển sinh 2018 hãy cân nhắc thông tin và khả năng của bản thân để lựa chọn.
Việt Nam hiện có 5 trường đại học và 1 viện đào tạo nhân lực cho ngành hạt nhân là:
– Đại học Điện lực.
– Đại học Khoa học Tự nhiên (KHTN) –
– Đại học Quốc gia Hà Nội.
– Đại học Khoa học Tự nhiên –
– Đại họcQuốc gia TP HCM.
– Đại học Bách khoa Hà Nội.
– Đại học Đà Lạt.
– Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam.