Lai Châu là vùng đất nổi tiếng rất nhiều các địa danh. Đặc biệt phải kể đến thủy điện Lai Châu. Công trình mang một tầm vóc rất lớn, đã vượt thời gian dự kiến sớm hơn 01 năm và trở thành công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Thủy điện Lai Châu
Ông Đặng Hoàng An, Tổng Giám đốc EVN cho biết, dự án Thủy điện Lai Châu với tổng mức đầu tư 35.700 tỷ đồng là công trình xây dựng cấp đặc biệt và là công trình thủy điện lớn thứ ba được xây dựng trên sông Đà, gắn liền với thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình.
Thi công dự án thành phần xây dựng công trình thủy điện Lai Châu là Tổ hợp nhà thầu do Tổng công ty Sông Đà làm Tổng thầu gồm các nhà thầu thành viên: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn. Đơn vị tư vấn giám sát phần xây dựng do Ban QLDA NMTĐ Sơn La tự thực hiện có sự hỗ trợ của hãng Fichtner (Đức); đơn vị giám sát lắp đặt thiết bị là Công ty Thủy điện Sơn La.
Thủy điện Lai Châu
Với sản lượng điện trung bình hàng năm đạt khoảng 4,7 tỷ kWh, dự án là nơi cung cấp điện lên hệ thống điện Quốc gia. Thêm vào đó, đây là nơi chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Bắc.
Nhà máy thủy điện lai châu được xếp vào những đập có tốc độ đập lớn nhất thế giới. Đập bê tông đầm lăn thủy điện Lai Châu có khối lượng 1.886.000m3; chiều cao đập lớn nhất 137m, tốc độ thi công nâng đập theo chiều cao trung bình trên 20m/tháng, lớn nhất 27,9m/tháng.
Đây là một công trình đánh giá được năng lực và trưởng thành của các cán bộ kỹ sư ngành điện, ngành lắp máy của Việt Nam. Dự án này được các kỹ sư người Việt Nam làm việc, quản lý vận hành hết công suất và đã mang lại thành quả cao.
***** Tham khảo thêm: Thủy điện tích năng là gì và ưu nhược điểm của thủy điện tích năng
Thủy điện Lai Châu là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Công trình thủy điện Lai Châu có 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW, với sản lượng phát điện trung bình hàng năm là 4,67 tỷ kWh. Công trình được khởi công ngày 5-11-2011, phát điện tổ máy số 1 vào tháng 12-2015 và khánh thành ngày 20-12-2016.
Thủy điện Lai Châu là một trong số 6 nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2012/QĐ-TTg ngày 24/10/2016.
Công trình này đã mang tới rất nhiều giá trị quan trọng cho quốc gia. Nó đã cung cấp điện năng cho hoạt động xã hội và an ninh quốc phòng quan trọng cho các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Thủy điện Lai Châu là công trình an ninh quốc gia
Ngoài khả năng phát điện, chống lũ, thủy điện Lai Châu đã giúp cho tăng khả năng phát điện cho các công trình thủy điện bậc thang phía hạ lưu sông Đà, điều phối nguồn nước cho các thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình.
Một đặc điểm khác là công trình hiện đang nằm ở vị trí khá sâu xa, rừng núi gần biên giới và lại là công trình trọng thiểm. Vì thế có rất nhiều các thế lực thù địch nhòm ngó, chống đối và các hoạt động tội phạm về kinh tế, hình sự, thâm nhập phá hoại.
Tất cả đều gây đến các sự cố an ninh, an toàn công trình nhà máy thủy điện Lai Châu, nhất là đập hồ chứa nước với dung tích lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp. Các công trình thủy điện ở bậc thang dưới, đến các cơ sở kinh tế và dân cư phía hạ du sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Với tầm quan trọng đặc biệt của công trình đối với sự phát triển của đất nước, ngày 16-4-2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 419/QĐ-TTg đưa công trình nhà máy thủy điện Lai Châu vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.