Hiện nay, cùng với sự phát triển của các thiết bị điện tử thì các loại bếp điện, bếp từ là lựa chọn dần thay thế bếp gas truyền thống. Vậy sử dụng các loại bếp này sao cho vừa an toàn lại tiết kiệm? Cùng tìm hiểu một vài mẹo nhỏ sau đây nhé!
Sử dụng đúng chức năng khi nấu
Để tối ưu hóa điện năng và quá trình nấu hiệu quả, người dùng nên dùng đúng chức năng được định sẵn khi nấu. Không chỉ giúp việc nấu nướng đạt hiệu quả cao hơn, dùng đúng chức năng sẽ giúp tiết kiệm nhiều điện năng. Nhiều người có thói quen chỉ sử dụng một chức năng duy nhất khi nấu. Điều đó sẽ khiến tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Cần sử dụng đúng chức năng khi nấu để tiết kiệm điện năng
Không nấu ăn ở nhiệt độ cao quá lâu
Theo tin tức từ Điện máy xanh, bếp điện hay bếp từ có khả năng làm nóng dụng cụ nấu ăn nhanh, chỉ trong vài phút. Do đó, nếu để chế độ nhiệt ở mức cao nhất trước khi cho thức ăn vào làm xoong chảo rất dễ bị cháy. Hơn nữa nhiệt độ càng cao đồng nghĩa với mức tiêu thụ điện năng càng nhiều.
Với các món ăn thông thường, bạn nên để mức nhiệt trung bình khi bắt đầu nấu. Sau đó bạn có thể tăng dần nhiệt độ nếu cần thiết và giảm nhiệt độ khi thức ăn đã sôi để tiết kiệm điện.
Để đúng vị trí khi nấu
Khi nấu ăn, bạn nên đặt dụng cụ nấu ăn đúng vị trí. Điều này sẽ giúp nấu nhanh hơn, tiết kiệm điện năng hơn. Đặt đúng vị trí sẽ giúp tránh hao phí điện năng trong quá trình sử dụng bếp.
Bên cạnh đó, khi đặt dụng cụ nấu ăn đúng vị trí quy định giúp mặt kính bền hơn do phân bố đều trọng lượng trên mặt bếp. Vị trí đặt đúng là vị trí của mân từ. Đó là một vòng tròn trắng đã được kí hiệu sẵn trên mặt bếp.
Bạn nên để đúng vị trí của dụng cụ khi nấu ăn
Tắt bếp trước vài phút
Một mẹo nhỏ để tiết kiệm điện khác là tắt bếp trước khoảng vài phút trước khi thức ăn chín. Lượng nhiệt còn lại trên bếp sau khi tắt đủ để làm chín thức ăn như bạn mong muốn.
Một lưu ý nhỏ là không phải bạn có thể tắt bếp trước với tất cả các loại món ăn. Bạn có thể áp dụng mẹo này với các món có ninh, hầm, xào hay luộc. Bạn không nên dùng mẹo này cho các món có dùng nhiều dầu như chiên, rán.
Vệ sinh bếp thường xuyên
Khi sử dụng, bạn nên vệ sinh bếp thường xuyên. Những vết dầu mỡ lâu ngày dính trên mặt kính của bếp sẽ làm giảm khả năng gia nhiệt. Điều đó gây hao tốn điện năng hơn trong quá trình sử dụng.
Thêm vào đó, các vết thức ăn dính trên mặt kính lâu ngày bị cháy khét làm chênh lệch nhiệt độ khi sử dụng sẽ gây ra hiện tượng nứt mặt kính của bếp điện, bếp từ. Bạn nên vệ sinh sau mỗi lần sử dụng, vừa đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện lại đảm bảo mặt thẩm mĩ.
Không rút điện ngay khi vừa nấu xong
Một trong những mẹo sử dụng bếp điện, bếp từ an toàn, bền lâu đó là không rút điện ngay sau khi nấu xong. Bởi lẽ ngay sau khi sử dụng, chế độ làm mát của bếp chưa được vận hành và hoạt động. Bạn nên rút nguồn điện sau 15-30 phút để tránh kéo dài thời gian làm nguội bếp bởi về lâu dài điều này có thể gây hại cho bếp.
Nhiều người có thói quen rút nguồn điện bếp ngay khi vừa nấu xong để tiết kiệm điện hiệu quả. Một số người đã thay đổi thói quen này sau khi biết thông tin chính xác. Bạn Thanh T, sinh viên trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ:”Mình hay dùng bếp từ để thuận tiện nấu nướng. Trước đây, sau khi nấu xong bọn mình hay rút nguồn luôn để tiết kiệm điện. Nhưng vô tình mình biết được điều đó không tiết kiệm mà còn có hại cho bếp nên đã thay đổi thói quen không tốt này”.
Bếp điện, bếp từ được nhiều gia đình lựa chọn bởi độ an toàn, tính tiện ích cũng như tính thẩm mỹ. Hi vọng với những chia sẻ trên, gia đình bạn đã biết thêm thông tin để sử dụng bếp điện, bếp từ một cách tiết kiệm, an toàn.