Ngoài tiền thuê nhà, những người ở trọ hiện nay còn phải gánh thêm chi phí điện, nước do chủ nhà tự đặt ra với mức cao gấp nhiêu lần so với bình thường. Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về giá điện kinh doanh phòng trọ mà người thuê nhà cần nắm được để bảo vệ quyền lợi của mình.
Mục Lục
GIÁ ĐIỆN KINH DOANH PHÒNG TRỌ THEO QUY ĐỊNH MỚI
Quy định trên được đưa ra trong Thông tư 25/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định về thực hiện giá bán điện sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26-10.
Theo đó, Thông tư 16 trước đây quy định các hộ gia đình được tính giá điện sinh hoạt theo giá nhà nước.
Điều này khiến cho còn những người thuê nhà phải “mua” điện từ các chủ cho thuê nhà, và giá bán thường được tính cao hơn.
tham khảo thêm bài viết: giá điện mặt trời mới
Bạn cần nắm rõ 3 trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1: Chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà: cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Cụ thể, 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức.
Trường hợp 2: Bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện.
Trường hợp 3: Người thuê nhà dưới 12 tháng và không xác định được số hộ sẽ ưu tiên áp dụng giá bán lẻ điện theo giá điện của bậc thang thứ 3 (2.014 đồng/kWh chưa VAT) cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm tại công tơ.
GIÁ ĐIỆN NHÀ NƯỚC MỚI QUY ĐỊNH
Theo quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện được bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký ngày 20/3/2019, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc thang với mức cao nhất là 2.927 đồng/kWh.
Cụ thể, giá bán lẻ điện sinh hoạt theo quy định mới:
- Bậc 1 (0 – 50kWh) là 1.678 đồng/kWh
- Bậc 2 (51 – 100kWh) là 1.734 đồng/kWh
- Bậc 3 (101 – 200kWh) là 2.014 đồng/kWh
- Bậc 4 (201 – 300kWh) là 2.536 đồng/kWh
- Bậc 5 (301- 400kWh) là 2.834 đồng/kWh
- Bậc 6 (401kWh trở lên) là 2.927 đồng/kWh.
Với quyết định số 648 ký ngày 20/3, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng lên mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT).
→ Như vậy, giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng lên 8,36% so với giá cũ (trước đây giá bán lẻ bình quân áp dụng là 1.720 đồng/kWh).
Thông tư 25 đã hướng dẫn “với quy định giá bán điện hiện nay thì mỗi 1 kWh người thuê nhà chỉ phải trả 2.215 đồng (2.014 đồng/kWh +10%VAT – tính theo giá điện BẬC 3). Với cách tính này, người thuê nhà và chủ nhà sẽ dễ dàng tính toán tiền điện một cách minh bạch, rõ ràng”.
Cách tính tiền nước nhà trọ mới nhất
Bài viết tham khảo thêm: thủy điện lớn nhất thế giới
Khác với tiền điện, tiền nước được áp dụng theo quy định riêng của từng địa phương. Cụ thể như:
– Tại Hà Nội:
Theo Quyết định 38/2013/QĐ-UBND, người thuê nhà có hợp đồng thuê từ 12 tháng trở lên thì cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng nước, được áp dụng mức giá như sau:
+ 10 m3 đầu tiên: 5.973 đồng/m3
+ Từ trên 10 m3 đến 20 m3: 7.052 đồng/m3
+ Từ trên 20 m3 đến 30 m3: 8.669 đồng/m3
+ Trên 30 m3: 15.929 đồng/m3
– Tại TP. Hồ Chí Minh:
Theo Quyết định 103/2009/QĐ-UBND, người thuê nhà có hợp đồng thuê từ 12 tháng trở lên được áp dụng giá nước sạch sinh hoạt như sau:
+ Đến 4m3/người/tháng: 5.300 đồng/m3
+ Trên 4m3 đến 6m3/người/tháng: 10.200 đồng/m3
+ Trên 6m3/người/tháng: 11.400 đồng/m3
Có thể thấy, pháp luật hiện hành quy định khá cụ thể về cách tính tiền điện, nước nhà trọ. Nếu thu tiền cao hơn quy định, chủ nhà sẽ bị phạt nặng (theo Nghị định 134/2013/NĐ-CP, chủ nhà thu tiền điện giá cao bị phạt đến 10 triệu đồng).
Cần làm gì để giá điện kinh doanh phòng trọ được triển khai và áp dụng hiệu quả
Tiếp tục tuyên truyền và đẩy mạnh giám sát tới các hộ kinh doanh phòng trọ:
Để triển khai áp giá điện, nước cho người thuê trọ theo đúng quy định, được biết, Sở Công Thương, các đơn vị cung ứng điện, nước, chính quyền các phường, xã, thị trấn nơi có nhiều nhà trọ, công đoàn các khu công nghiệp cũng đã tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền miệng tới các chủ nhà trọ. Đồng thời, niêm yết công khai “Hướng dẫn thực hiện giá bán điện cho người thuê nhà để ở” theo quy định tại các điểm giao dịch với khách hàng.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, các lực lượng chức năng cũng cần tăng cường phối hợp trong công tác quản lý, kinh doanh nhà trọ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, “hồ sơ” thiếu nhất của các chủ nhà trọ là giấy đăng ký kinh doanh và tạm trú của người thuê nhà.
Trong khi đó, giấy đăng ký kinh doanh là điều khoản bắt buộc của người kinh doanh nhà trọ theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ và người thuê nhà phải thực hiện đăng ký tạm trú trong thời gian 1 tháng tính từ thời điểm đến thuê nhà. vì vậy ngay sau khi thuê nhà bạn nên làm ngay giấy đăng ký kinh doanh và tạm trú tạm vắng để đảm bảo quyền lợi của mình.
Hơn nữa, vì quyền lợi của chính mình, bản thân người thuê trọ cũng cần mạnh dạn lên tiếng. Trước tiên, bên thuê trọ nên trao đổi rõ và yêu cầu chủ nhà hợp tác thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi cho cả đôi bên.