Năng lượng bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng sạch và được áp dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Vậy năng lượng bức xạ mặt trời là gì? Mặt trời có cung cấp năng lượng bức xạ không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Năng lượng bức xạ là gì?
Năng lượng bức xạ là một dạng năng lượng điện từ. Nó có thể ở dạng sóng nhìn thấy mà chúng ta gọi là năng lượng ánh sáng hoặc sóng vô hình như sóng vô tuyến hoặc tia X.
Năng lượng bức xạ là năng lượng của sóng điện từ. Những sóng này có thể truyền trong không gian. Bức xạ điện từ được tạo thành từ các hạt nhỏ gọi là photon. Bạn hãy nghĩ về chúng như những gói năng lượng nhỏ. Năng lượng ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ mà mắt người có thể nhìn thấy được.
Mặt trời có cung cấp năng lượng bức xạ không?
Xem thêm: năng lượng photon là gì
Mặt trời tạo ra rất nhiều năng lượng bức xạ, được truyền tới Trái đất dưới dạng ánh sáng.
Thực vật chuyển đổi năng lượng điện từ trong ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học cho thức ăn của chúng, thông qua một quá trình gọi là quang hợp.
Những ví dụ cụ thể về năng lượng bức xạ
Các sóng điện từ truyền năng lượng bức xạ có thể có nhiều dạng. Sóng ánh sáng là loại duy nhất chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Bạn có thể tham khảo một số ví dụ về năng lượng bức xạ như sau:
- Ánh năng mặt trời
- Máy chụp X quang
- Pin mặt trời
- Bếp từ
Kiến thức
Năng lượng bức xạ là năng lượng của sóng điện từ.
Bức xạ là sự phát ra năng lượng dưới dạng sóng điện từ.
Năng lượng ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ mà mắt người có thể nhìn thấy được.
Mặt trời là ngôi sao gần Trái đất nhất và tỏa ra năng lượng ánh sáng.
Fact
Ánh sáng có thể di chuyển với tốc độ lên tới 300.000 km / giây. Chúc may mắn theo kịp điều đó!
Từ ‘photon’ bắt nguồn từ từ ‘photo’ trong tiếng Latin – có nghĩa là ‘ánh sáng’.
Trong điện từ học, sóng ngắn có nhiều năng lượng hơn sóng dài.
Cường độ bức xạ mặt trời ở nước ta
Đọc thêm: năng lượng sinh học là gì
Cường độ bức xạ mặt trời trên cả nước ta sẽ có sự chênh lệch nhau. Tùy vào địa hình, khu vực mà cường độ sẽ có thay đổi. Chúng ta cùng tham khảo cụ thể phía dưới đây nhé:
Cường độ bức xạ vùng Tây Bắc
Ở vùng Tây Bắc cường độ bức xạ mặt trời nắng nhiều vào tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất là vào các tháng 4,5 và 9,10. Những tháng 6,7 rất ít nắng thay vào đó có nhiều mây và mưa. Bởi vậy lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày. Và trung bình mức bức xạ trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.
Ở vùng núi cao khoảng 1500m trở lên thì sẽ có ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, đặc biệt vào khoảng tháng 6 đến tháng 1. Cường độ bức xạ trung bình khá thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày).
Cường độ bức xạ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nhiều nắng vào tháng 8. Thời gian có nắng kéo dài nhất là vào các tháng 4, 5 và 9, 10. Các tháng 6, 7 thì ít nắng hơn thay vào đó là có nhiều mây và mưa. Lượng tổng bức xạ trung bình ngày lớn nhất sẽ vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày. Trung bình lượng bức xạ trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.
Ở vùng núi cao khoảng 150m trở lên thì sẽ có ít nắng, thay vào đó mây phủ và có mưa nhiều. Đặc biệt là vào khoảng tháng 6 đến tháng 1. Cường độ bức xạ trung bình khá thấp nhỏ hơn 3,489 kWh/m2/ ngày.
Cường độ bức xạ vùng Trung Bộ
Ở vùng Trung Bộ từ Quảng Trị đến Tuy Hòa thời gian nắng nhiều nhất là vào tháng giữa năm với thời gian từ 8 đến 10h/ngày. Từ tháng 3 đến tháng 9 thì thời gian có nắng từ 5 đến 6h/ngày. Tổng lượng bức xạ trung bình sẽ trên 3,489 kWh/m2/ngày. Có ngày lượng bức xạ đạt đến 5,815 kWh/m2/ngày.
Cường độ bức xạ vùng phía Nam
Vùng phía Nam quanh năm có nắng dồi dào. Trong các tháng từ 1, 3, 4 sẽ có nắng từ 7h sáng đến 17h chiều. Cường độ bức xạ trung bình sẽ lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt ở các khu vực như Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.
Bài viết trên đã giúp chúng ta giải đáp chi tiết câu hỏi: Năng lượng bức xạ mặt trời là gì? Mặt trời có cung cấp năng lượng bức xạ không? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!