Cùng với năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió hiện nay đang được khuyến khích sử dụng bởi chúng là “năng lượng sạch”. Tuy nhiên giá bán của các nguồn năng lượng này còn khá đắt. Do đó, hôm nay bài viết sẽ giới thiệu cách làm máy phát điện bằng sức gió, bạn có thể tự làm cho mình theo những ý tưởng sau.
Ý tưởng 1: làm máy phát điện tuabin gió với cánh quạt làm từ ống nhựa PVC.
Để thực hiện được bạn cần chuẩn bị các công cụ như sau:
- Một máy phát điện.
- Một bộ cánh xử lý hướng gió.
- Trụ đỡ Tower. Được làm bằng thép hình trụ hoặc thanh dằn bằng thép. Nếu trụ càng cao thì tốc độ gió càng mạnh và phát ra điện nhiều hơn.
- Pin và hệ thống điều khiển.
- Bạn có thể trang bị một động cơ Ametek khoảng 30V (với giá thị trường khoảng 700 ngàn đồng). Và với hệ thống loại này thì nó có thể dễ dàng cung cấp công suất khoảng vài trăm Watt (W).
- Cánh quạt và một hub. Tuy nhiên có thể chọn giải pháp là làm từ gỗ hoặc làm từ ống nhựa PVC.
****Tham khảo thêm: Dòng điện xoay chiều là gì và làm thế nào để đo được chúng
Các bước thực hiện:
Bước 1: Làm cánh quạt từ ống nhựa PVC
Bạn nên sử dụng ống nhựa có đường kính khoảng 10cm, rồi cắt một ống có chiều dài khoảng 60cm để tạo ra bốn cánh quạt. Đầu tiên, bạn hãy tiến hành vẽ lên ống rồi cắt ống ra thành hai phần rồi tiếp tục cắt ra làm hai để được bốn phần bằng nhau.
Bước 2: Làm một Hub để gắn cánh quạt và động cơ
Bạn cần tìm một bánh răng (hoặc một ròng rọc) có đường kính không quá nhỏ so với đường kính phần nối của cánh quạt. Rồi lấy một miếng nhôm có đường kính khoảng 12cm để gắn cánh quạt nhưng không gắn với trục của động cơ. Khi xong, dùng máy khoan để bắt đinh ốc cánh quạt với bánh răng.
Bước 3: Gắn cánh quạt với bánh răng
Bạn gắn cánh quạt vào bánh răng bằng đinh ốc, rồi lấy một nắp hình tròn để che đậy phần đầu của cánh quạt.
Bước 4: Làm bộ phận định hướng cho tuabin gió
Bạn cắt một thanh gỗ có chiều dài khoảng bằng 70cm, rồi gắn động cơ vào một đầu, đầu còn lại gắn một miếng nhôm cứng có kích thước chiều dài khoảng 30cm, chiều rộng khoảng 24cm. Khi xong, bạn gắn thanh gỗ với một trục kim loại có dạng hình trụ để làm trục đỡ. Lưu ý trục kim loại này rỗng bên trong để dẫn dây điện chạy bên trong.
Bước 5: Làm hệ thống điều khiển điện tử
Bạn có thể tự làm một mạch điều khiển hoặc mua hệ thống điều khiển này tại một số cửa hàng bán linh kiện điện tử.
Đây là sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển.
Sản phẩm sau khi đã hoàn tất như sau:
Ý tưởng thứ 2
Thay vì sử dụng một nam châm mạnh mẽ Neodymium N42 thì bạn phải làm một nam châm với các cuộn dây và một lõi hình trụ, điều này sẽ giúp tạo ra một nguồn điện xoay chiều. Tiếp theo, bạn sử dụng phần mềm Adobe illustrator để phát họa ý tưởng thiết kế và vẽ các khuôn mẫu.
Sau đó, bạn có thể sử dụng một tấm nhựa polycarbonate (độ dày khoảng 6mm), rồi cắt theo mẫu đã thiết kế. Rồi dùng các bulong và đai ốc bằng theo không rỉ để sử dụng được lâu dài trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Khi đã làm xong phần khung chính của máy phát điện thì bạn tiến hành quấn dây đồng. Về phần cánh quạt, bạn có thể sử dụng cánh quạt đúc hoặc tận dụng ống nhựa PVC để làm phần cánh quạt.
Bạn nên sử dụng dây đồng tròn tráng men có đường kính khoảng 0.38mm và quấn khoảng 300 vòng. Với cách quấn này, máy phát điện gió có khả năng tạo ra hiện điện thế 2.4V DC với tốc độ quay tối đa 700 vòng trên phút và khoảng 1V nếu tốc độ quay tối đa 300 vòng trên phút.
Để lưu trữ điện năng thì bạn sử dụng pin AAA NiMh, với khoảng 3 pin AAA và với sức gió khoảng 16 m.p.h thì có thể sạc pin trong vòng một giờ và thắp sáng cho khoảng 60 đèn LED.
Hy vọng với những cách làm máy phát điện bằng sức gió trên, bạn sẽ có thêm những ý tưởng mới. Chúc các bạn thành công.