Hiện nay, nền công nghiệp điện đang phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt ngành điện hạt nhân Việt Nam đang được nhà nước rất quan tâm chú trọng tới. Chính vì thế, đây sẽ là vấn đề cần các bạn học sinh, sinh viên đã và đang chuẩn bị theo học có thể giải đáp được câu hỏi “khủng hoảng thiếu nhân lực”.
Việc các nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng trên lãnh thổ nước ta chính là nguồn cơ hội có các bạn học sinh, sinh viên đã và đang theo học ngành này.Nhà máy điện Hạt nhân đang được xây dựng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam có tổng công suất trên 4.000 MW. Tổng mức đầu tư dự toán khoảng 200.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008
Theo dự kiến đến năm 2020 sẽ đưa vào sử dụng tổ máy đầu tiên với công suất 1.000 MW, sau đó sẽ lần lượt đưa vào sử dụng các tổ máy tiếp theo. Kinh phí đào tạo nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân chiếm khoảng từ 2% đến 5% tổng kinh phí của một dự án điện hạt nhân. Việc đầu tư kinh phí cho đào tạo nhân lực kỹ thuật hạt nhân, đặc biệt là đào tạo cơ bản là việc rất quan trọng.
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án đầu tiên ở Việt Nam, lớn về quy mô và đầu tư, thời gian chuẩn bị và xây dựng dài.Bên cạnh đó, các yếu tố về công nghệ, nguồn vốn, sự chấp thuận của công chúng về điện hạt nhân thì công tác đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng là yếu tố rất quan trọng cho việc xây dựng thành công và vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây cũng là một trong những rào cản lớn trong quá trình triển khai xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân ở nước ta.
Kinh nghiệm của các quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến về điện hạt nhân cũng như hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA, nguồn nhân lực có vai trò quyết định đến sự thành công của dự án điện hạt nhân cũng như của chương trình phát triển điện hạt nhân. Đối với quốc gia triển khai dự án điện hạt nhân đầu tiên như Việt Nam, việc có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng ngay từ giai đoạn đầu của dự án là không thể thực hiện được. Có thể nói nhu cầu nhân lực cho ngành điện hạt nhân giai đoạn này là rất lớn.
Phát triển đào tạo nhân lực ngành điện nguyên tử
Quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục đại học, trung tâm đào tạo chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đối với giảng viên, sinh viên và chuyên gia làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng một kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên gia cho các cơ quan quản lý nhà nước và pháp quy. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực điện hạt nhân cho từng giai đoạn như sau:
Năm 2012 đến 2014 : Thu thập số liệu về hiện trạng và nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân đến năm 2020
Năm 2013 đến 2014 : Bộ GD&ĐT chủ trì tổ chức một số khóa đào tạo trong và ngoài nước cho các chuyên gia của các tổ chức có liên quan đến năng lượng hạt nhân. Học phí được tài trợ bằng ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ và nguồn đầu tư hợp pháp.
Để đáp ứng nguồn nhân lực cho chương trình điện hạt nhân của Việt Nam, Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tiếp tục chỉ đạo Bộ GD&ĐT xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo đại học và sau đại học, chỉ đạo tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực dưới đại học và đào tạo sau tuyển dụng cho dự án điện hạt nhân.