Năng lượng sóng là gì? Ưu nhược điểm của loại sóng này như thế nào và tiềm năng khai thác của Việt Nam ra sao? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Năng lượng sóng là gì?
Năng lượng sóng là việc thu năng lượng của sóng biển để làm những công có ích – ví dụ, sản xuất điện, khử muối trong nước hoặc bơm nước. Cỗ máy khai thác năng lượng sóng thì được gọi là máy chuyển đổi năng lượng sóng (WEC).
Năng lượng sóng thì khác với năng lượng thủy triều, loại năng lượng được thu từ các dòng chảy gây ra bởi lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng. Sóng và thủy triều cũng khác với hải lưu thứ được gây ra bởi các lực như sóng vỡ, gió, hiệu ứng Coriolis, cabbeling, và sự khác biệt giữa nhiệt độ và độ mặn.
Xem thêm: Năng lượng sinh học là gì?
Máy phát năng lượng sóng là một công nghệ thương mại không được sử dụng rộng rãi, mặc dù đã có những cố gắng đưa nó vào sử dụng kể từ ít nhất là năm 1890. Vào năm 2008, trang trại sóng thử nghiệm đầu tiên được mở ở Bồ Đào Nha ở Công viên Sóng Aguçadoura.
Ưu nhược điểm của năng lượng sóng biển
Ưu điểm:
- Năng lượng sóng là nguồn năng lượng dồi dào. Vì sóng được tạo ra bởi gió nên sóng cũng là nguồn năng lượng tái tạo.
- Ô nhiễm do năng lượng sóng tạo ra ít hơn so với các nguồn năng lượng xanh khác.
- Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
- Năng lượng sóng tương đối nhất quán và có thể đoán trước.
- Thiết bị năng lượng sóng là mô-đun. Dễ dàng kết hợp với các thiết bị năng lượng sóng bổ sung được thêm khi cần thiết.
- Hạn chế xói lở bờ biển.
- Không có rào cản hoặc khó khăn trong việc di chuyển cá và động vật thủy sinh.
Nhược điểm:
- Các thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng phụ thuộc vào vị trí phù hợp nơi sóng mạnh.
- Liên tục phát điện khi sóng đến trong khoảng thời gian nhất định. Không tạo ra điện trong thời gian sóng tĩnh.
- Thiết bị năng lượng sóng ngoài khơi có thể là một mối đe dọa đối với điều hướng. Không thể nhìn thấy hoặc phát hiện chúng bằng radar.
- Chi phí phân phối năng lượng cao.
- Chi phí vốn xây dựng và bảo trì cao.
Tiềm năng khai phá năng lượng từ sóng biển của nước ta
Xem thêm: Năng lượng không tái tạo là gì?
Với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, Việt Nam được chương trình nhận định có điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng sóng biển.
Theo các nhà khoa học trong chương trình, mỗi mét vuông của tấm pin mặt trời nhận được 0,2-0,3 kW năng lượng mặt trời, còn mỗi mét vuông của tháp điện gió sẽ hấp thụ từ 2-3 kW. Trong khi đó, mỗi mét vuông của bờ biển nhận tới 30 kW năng lượng sóng biển.
Năng lượng sóng biển có thể giúp con người giảm lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, sóng dễ dự báo, có thể khai thác được liên tục cả ngày, không giống như năng lượng mặt trời chỉ khai thác được vào ban ngày.
Không tạo ra chất thải, không đòi hỏi chi phí bảo trì cao nên năng lượng sóng biển từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới khai thác. Tuy nhiên, thiết bị phát điện dùng năng lượng sóng biển phổ biến hiện nay thường chỉ phù hợp với những vùng biển có chiều cao sóng trung bình 2-6 m. Trong khi đó, chiều cao sóng trung bình ở Việt Nam chỉ 0,3-2 m.
Việt Nam có tiềm năng năng lượng tái tạo từ biển lớn, tuy nhiên cần cân nhắc lựa chọn và phát triển công nghệ để khai thác tương xứng. Các công nghệ năng lượng mới từ biển không những giúp giảm phát thải CO2, mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn năng lượng trong tương lai. Hiện tại, khai thác năng lượng sóng ở Việt Nam đang ở giai đoạn đầu nghiên cứu để tìm ra công nghệ phù hợp. Các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm tòi, cải tiến công nghệ để khai thác nguồn năng lượng xanh này.
Qua những thông tin trên hy vọng bạn đọc đã nắm được thông tin năng lượng sóng là gì cũng như tiềm năng khai thác của nước ta về nguồn năng lượng sạch này. Chúc các bạn thành công.