Đồ điện tử là những món đồ thiết kế tinh vi với công nghệ cao. Đồ điện tử khá nhạy cảm với nước , vì thế, khi sử dụng, bạn cần đặc biệt lưu ý. Tuy nhiên, nếu bạn sơ suất làm đồ điện tử bị ngấm nước, hãy tham khảo những cách khắc phục dưới đây.
Xử lý khi ĐTDT bị ngấm nước
Thói quen để ĐTDĐ ở túi áo, túi quần của bạn rất dễ khiến điện thoại bị ướt khi gặp mưa. ĐTDĐ ngấm nước sau 20 giây phần cứng có thể tê liệt, hỏng. Chính vì thế, bạn không nên bật máy sau khi ĐTDĐ bị dính nước để tránh chập điện. Việc cần làm là phải rút điện, tháo pin nhanh để giữ an toàn cho những bảng mạch .
Khi bị dính nước, nhiều người hay sơ cứu điện thoại bằng cách lau khô bằng giấy lụa, giấy báo hoặc hong nắng, hong quạt cho bay hơi nhanh hay dùng máy sấy, cho vào tủ lạnh…để hút ẩm. Tuy nhiên, theo kỹ thuật viên ,nếu bạn không có kiến thức về ĐTDĐ thì không nên tự làm khô, đặc biệt là làm khô bằng cách để vào tủ lạnh, máy làm kem… Bên cạnh đó, máy sấy tóc và những biện pháp làm khô khác cũng chỉ làm khô được bên ngoài, độ nóng máy sấy còn nguy hiểm vì có thể làm hư hỏng các chi tiết bằng nhựa, cục pin Lithium-ion ..
Vì thế, khi máy ngấm nước, nên mang đến hãng, cửa hàng để thợ xử lý. Trường hợp máy bị ngấm nước muối, canh, đường… khi đưa tới thợ nhớ báo để thợ lưu ý làm sạch kỹ, giảm hỏng hóc sau này. Sau khi làm khô máy, nếu màn hình vẫn mờ là hơi ẩm vẫn còn, không nên lắp pin hay cắm sạc.
Máy ảnh: Không nên tự làm khô
Theo những tin tức công nghệ, máy Máy ảnh rất nhạy cảm với hơi ẩm, gây mờ ống kính, cảm biến ảnh, bật máy nhưng hoạt động chập chờn, báo lỗi… Nếu bị nước mưa vào, máy ảnh sẽ nhanh ngấm ướt vào trong. Thậm chí chụp ảnh lúc trời mưa rồi cất máy vào bao, hay tủ quần áo thì máy ảnh cũng bị hấp hơi, gỉ, mốc. Thường ẩm nhẹ người dân hay tự sấy khô bằng máy sấy nấc nhẹ, hoặc đặt lên nóc tivi đang mở để làm khô thiết bị. Nếu máy vẫn chập chờn mới đưa tới hãng để “điều trị”. Nhưng để bảo dưỡng và giữ tuổi thọ cho máy ảnh, bạn không nên tự làm khô bất cứ chi tiết nào, bởi chỉ có thợ mới có đủ dụng cụ, kỹ thuật làm khô các vi mạch trong máy.
Sau khi lau khô, vệ sinh sạch sẽ các thiết bị không nên lắp lại ngay, mà để ở nơi khô thoáng tối thiểu 24 giờ để không còn hơi nước đọng rồi hãy lắp. Không phải thiết bị điện tử nào ngấm nước sẽ hoạt động bình thường trở lại, nhưng đều cần ngắt nguồn điện, tháo pin sớm, rồi đưa đến hãng hoặc trung tâm bảo hành để được thợ hỗ trợ, giảm thiểu hỏng hóc về sau.
Laptop bị ướt nên hong bằng máy sấy
Khi lap top bị ngấm nước, một số phụ kiện dễ “chết” như ram, ổ cứng, chip CPU…Vì thế hãy ngắt ngay nguồn điện, rút pin rồi ngắt những kết nối tháo rời ổ quang, ổ cứng. Nếu có thể, hãy lau sạch pin, các loại card nối với máy lau cả bề ngoài và các kẽ, khe cắm bằng bông . Theo chia sẻ của bạn Quang Tuấn ( học viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược) nếu tháo lắp, bạn nên chụp ảnh, hoặc vẽ lại các vị trí module bộ nhớ, lau sạch và xếp theo thứ tự để nhớ khi lắp ráp lại.
Những linh kiện có thể hong nơi khô ráo, tránh nắng trực tiếp. Dù chất lỏng gì cũng nên dùng máy sấy tóc sấy ngay để giảm độ ngấm của nước vào các thiết bị. Nên sấy ở khoảng cách 1 gang tay để hơi nóng không làm cong vênh thiết bị. Sau 24 giờ hãy khởi động lại laptop, chú ý dùng pin trước xem có ổn không, rồi mới cắm điện sau. Nếu chất lỏng có đường, muối, hay nước canh – có tính dẫn điện – thì máy rất dễ hỏng, do đó cần đưa ngay tới cửa hàng để thợ khắc phục ngay.