An ninh năng lượng là gì? Hãy tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của an ninh năng lượng trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Khái niệm an ninh năng lượng là gì?
An ninh năng lượng được hiểu là mối liên hệ giữa an ninh quốc gia và sự sẵn có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tiêu thụ năng lượng. Đặc biệt khi việc tiếp cận năng lượng rẻ đã trở thành điều cần thiết cho các nền kinh tế hoạt động. Do đó, việc đảm bảo được an ninh năng lượng cũng đồng nghĩa với đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới các dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ.
An ninh năng lượng là luật được thiết lập với mục đích đảm bảo phân phối năng lượng an toàn và giá cả hợp lý, cũng như thực hiện phân tích các rủi ro đối với sự gián đoạn phân phối năng lượng. An ninh năng lượng bao gồm luật bảo vệ tài nguyên dầu mỏ, tăng tính linh hoạt của hệ thống, khắc phục các thử thách an ninh khí đốt mới nổi và khả năng phục hồi của ngành điện.
Tìm hiểu về an ninh năng lượng là gì?
Xem thêm: Năng lượng Photon là gì? Công thức tính năng lượng Photon
Các yếu tố tác động tới an ninh năng lượng là gì?
Các yếu tố vật lý: Thông thường những khu vực có cấu trúc địa chất chủ yếu là trầm tích sở hữu nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn các khu vực khác.
Công nghệ: Sự tiến bộ công nghệ đã làm phát sinh việc khai thác các nguồn năng lượng mới. Công nghệ tiên tiến giúp tạo ra năng lượng tái tạo hiệu quả và khả thi về mặt kinh tế, mặc dù điều này có nguy cơ gây ra các mối đe dọa đối với môi trường.
Phí tổn: Sự hết sạch các nguồn năng lượng không thể tái tạo dẫn tới quá trình khai thác rất tốn kém. Chính vì vậy, việc khai thác các nguồn tài nguyên này chỉ có thể thực hiện được lúc nhu cầu tăng lên, bởi điều này thường làm tăng giá năng lượng để hỗ trợ chi phí khai thác và sản xuất.
Yếu tố chính trị: Các vấn đề chính trị – xã hội như xung đột quốc tế, chiến tranh, khủng bố là nguy cơ phá hủy nguồn năng lượng, làm gián đoạn phân phối năng lượng, gây khó khăn cho việc duy trì an ninh năng lượng.
Đảm bảo năng lượng trong ngắn hạn và dài hạn
Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và góp phần vào sự phát triển kinh tế thế giới, các quốc gia cần thực hiện một số giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhất định.
Ngắn hạn
- Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng: Đây là giải pháp được ưu tiên vì mức đầu tư cho giải pháp này ít hơn nhiều so với các giải pháp khác. Nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp rẻ tiền nhất chính là sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm.
- Thực hiện lưu trữ năng lượng: Mặc dù được đánh giá là có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo, nhưng sự phát triển các dự án điện từ năng lượng tái tạo tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, thực hiện dự trữ năng lượng là một giải pháp khẩn cấp khi nguồn cung cấp bên ngoài cục bộ bị gián đoạn hoặc khi khu vực này không ổn định.
Tìm hiểu về an ninh năng lượng là gì?
Xem thêm: Năng lượng sinh học là gì? Các loại nhiên liệu sinh học phổ biến
Dài hạn
- Phát triển năng lượng tái tạo: Năng lượng tái tạo còn được gọi là năng lượng sạch. Đó là năng lượng thu được từ một nguồn luôn phát triển có thể coi là vô tận mưa, gió, nắng, thủy triều, sóng biển, địa nhiệt… Việc này giúp giảm tiêu thụ năng lượng truyền thống và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Phát triển ngành năng lượng phải gắn với bảo đảm môi trường, hướng tới một nền năng lượng xanh, sạch, tiết kiệm và hiệu quả.
- Tăng cường phát triển các trung tâm an ninh năng lượng, đồng thời tránh phụ thuộc vào bất kỳ nguồn năng lượng nhập khẩu nào. Đây là giải pháp thường xuyên nhằm tăng cường khả năng khai thác và sản xuất các nguồn năng lượng sơ cấp, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài.
- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò tài nguyên năng lượng để phát triển năng lượng kết hợp với bảo vệ môi trường. Việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế và tái tạo như năng lượng hạt nhân, năng lượng thủy điện, năng lượng mặt trời, sinh khối và địa nhiệt đang góp phần giảm tiêu thụ năng lượng thông thường và các tác động tiêu cực đến môi trường.
- Thiết lập cơ chế hợp tác an ninh năng lượng khu vực: Cơ chế hợp tác này giúp các quốc gia trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ trong việc ngăn chặn và ứng phó với các mối đe dọa làm giảm an ninh năng lượng khu vực.
- Các quốc gia có thể gia tăng số lượng các nhà cung cấp, điều này để tránh tối đa những ảnh hưởng tiêu cực khi một trong số các đối tác không ổn định.
Vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, năng lượng là tiền đề giúp đất nước tăng trưởng vững bền. Việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cũng chính là đảm bảo tăng trưởng kinh tế – xã hội một cách vững bền. Không chỉ vậy, an ninh năng lượng còn liên quan mật thiết tới an ninh chính trị, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Những cải thiện về an ninh năng lượng cũng sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng lên mức sống của người dân.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn năng lượng đa dạng. Ngành năng lượng nước ta đã có những thành tựu đáng kể trong việc cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước có sản xuất và tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người thấp.
Hiện nay, Việt Nam cũng đang phải đương đầu với nhiều thử thách và vấn đề về năng lượng. Nguyên nhân chính là do nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng trong khi các ràng buộc về môi trường ngày càng chặt chẽ và nặng nề. Mặt khác tạo sức ép đảm kiểm soát an ninh năng lượng cho quốc gia và tạo sức ép buộc nền kinh tế phải huy động đủ vốn đầu tư cho ngành năng lượng. Do đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đầu tư, hỗ trợ và tăng trưởng năng lượng về nhiều mặt.