Theo nhận định của các chuyên gia hàng đầu thế giới, năng lượng hạt nhân ở Việt Nam là nguồn năng lượng sạch, đáng tin cậy và là lựa chọn tối ưu nhất. Năng lượng hạt nhân giúp cho Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu điện ngày càng tăng trong tương lai và đảm bảo sự phát triển của quốc gia.
Mục Lục
Năng lượng hạt nhân ở Việt Nam
Với dân số gần 100 triệu người, nhu cầu năng lượng của Việt Nam là rất lớn. Chính vì thế, nước ta luôn tìm kiếm những giải pháp nhằm tạo ra điện năng. Vấn đề lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là duy trì mức sống ngày càng tăng của người dân. Song song với đó là tăng cường lợi thế cạnh tranh cho các ngành công nghiệp.
Theo số liệu thực tế, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã sản xuất và nhập khẩu 247,08 tỷ kWh điện trong năm ngoái (2020), tăng 2,9% so với năm 2019.
Vào tháng 1 năm 2021, EVN đã ký năm thỏa thuận với hai công ty của Lào để mua 1,5 tỷ kWh điện vào năm 2021 và 2022. Do các dự án mới xây dựng các nhà máy nhiệt điện than và khí đốt bị chậm tiến độ nên Bộ Công Thương đã cảnh báo về tình trạng thiếu 3,7 tỷ kWh điện vào năm 2021 và gần 10 tỷ kWh vào năm 2022.
Sản lượng điện mặt trời và điện gió trong quý đầu tiên tăng 181% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7,79 tỷ kWh, chiếm 13% tổng sản lượng điện. Nhưng EVN cho biết năng lực của hệ thống truyền tải không đủ khả năng cung cấp khiến tập đoàn khó đảm bảo việc phân phối điện ổn định trên toàn quốc.
Các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió vốn được xem là những nguồn năng lượng không đáng tin cậy bởi chúng luôn phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu. Trong khi đó, các nhà máy điện hạt nhân có thể hoạt động liên tục 24 giờ trong tất cả 365 ngày của năm. Ngoài ra, năng lượng hạt nhân có lợi thế lớn hơn than đá bởi ưu điểm không gây ô nhiễm và không phát thải carbon.
Thế giới rất có thể sẽ cạn kiệt than và khí đốt vào cuối thế kỷ tới. Do đó, cũng như các quốc gia khác, việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam không chỉ là kế hoạch cho 5 hay 10 năm nữa mà có thể phải là kế hoạch dài hạn cho 30 hay 40 năm.
Xem thêm: năng lượng gốc là gì
Năng lượng hạt nhân không chỉ giúp đảm bảo sự ổn định lưới điện của một quốc gia mà còn tạo ra nhiệt sử dụng trong công nghiệp và giao thông. Với ưu điểm này, các quốc gia có thể đồng thời giảm phát thải cacbon trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Việt Nam cũng có thể sử dụng năng lượng hạt nhân trong sản xuất nước ngọt như cách mà một số nước Trung Đông đang xem xét. Điện hạt nhân là giải pháp tối ưu cho Việt Nam để đảm bảo cung cấp điện.
Xây dựng lò phản ứng hạt nhân ở Việt Nam
Việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới đang vấp phải một số khó khăn do vấn đề về chi phí, thời gian xây dựng, vấn đề về sản xuất và xử lý nhiên liệu. Tuy nhiên nếu Việt Nam muốn giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu thì chắc chắn điện hạt nhân phải có tên trong danh mục.
Đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam bắt đầu thảo luận về đầu tư vào năng lượng hạt nhân. Năm 2009, Việt Nam đã lên kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng Nam Trung Bộ với chi phí lên tới vài tỷ đô la. Tuy nhiên sau đó Quốc hội lại bác bỏ đề xuất này vào năm 2016 bởi vấn đề về chi phí.
Xem thêm: năng lượng bức xạ mặt trời
Việt Nam sẽ luôn theo đuổi các công nghệ lò phản ứng tiên tiến nhất khi bắt đầu chương trình hạt nhân của quốc gia để đảm bảo an toàn. Các loại lò phản ứng tiên tiến hiện nay sẽ tự động dập lò mà không cần sự can thiệp của người vận hành khi có tình huống xấu xảy ra. Ví dụ như lò phản ứng nhanh làm mát bằng natri.
Tại Việt Nam, năng lượng hạt nhân có thể là sự kết hợp hoàn hảo với điện gió, mặt trời và thủy điện. Do khí hậu hiện đang biến đổi liên tục nên việc phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng tái tạo hay thủy điện là điều không nên. Chính vì thế, điện hạt nhân nên là nguồn điện phụ tải nền (base load) hoặc chiếm tối thiểu 30 – 40% trong cơ cấu phân phối điện quốc gia.
Hàn Quốc và Nhật Bản là những ví dụ điển hình về các nền kinh tế thành công một phần nhờ vào việc phát triển năng lượng hạt nhân. Các quốc gia này đã bình ổn giá điện trong suốt một thời gian dài mà không cần phụ thuộc vào các nước khác. Do vậy, nước ta nên xem xét tất cả các nguồn năng lượng và lựa chọn con đường tốt nhất để phát triển kinh tế.
Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy ưu thế và lợi ích của năng lượng hạt nhân ở Việt Nam. Để phát triển điện hạt nhân có thể sẽ rất tốn kém tuy nhiên nước ta nên xem xét kĩ mọi khía cạnh. Với tư cách là một nước đang phát triển, Việt Nam chắc chắn sẽ nhận được nhiều hỗ trợ từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.