Mục Lục
Dòng điện xoay chiều là nguồn năng lượng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của con người. Vậy dòng điện xoay chiều là gì? Nó được đo bằng cách nào? Để có câu trả lời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Dòng điện xoay chiều là gì?
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ nguồn điện một chiều.
Dòng điện xoay chiều được viết tắt là AC – Alternating Current, được ký hiệu bởi hình ~ (dấu ngã). Nghĩa là chiều của dòng điện trong mạch luôn luôn thay đổi theo thời gian và hiện nay nó đang được sử dụng chủ yếu trong cuộc sống, với điện áp hiệu dụng là 220V.
Dòng điện xoay chiều là gì?
Để tạo ra dòng điện xoay chiều, chúng ta thực hiện theo 2 cách sau:
Cách 1: Cho nam châm quay quanh trước cuộn dây dẫn kín.
Cách 2: Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường: Cho 1 cuộn dây kín quay quanh 1 trục thẳng đứng trong từ trường của 1 nam châm.
Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào cường độ, điện áp và độ lệch pha giữa hai đại lượng trên, do đó ta có công thức sau: P=UIcosα
Trong đó:
- U là điện áp
- I là dòng điện
- α là góc lệch pha giữa U và I.
Các cách đo dòng điện xoay chiều
Hướng dẫn đo bằng đồng hồ vạn năng
Đo dòng điện xoay chiều bằng đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng ký hiệu VOM, là một trong những thiết bị đo trong ngành kỹ thuật điện tử, nó có 4 chức năng chính đó là: Đo điện trở, đo dòng điện một chiều DC, đo dòng điện xoay chiều AC.
Các bước đo dòng điện được thực hiện như sau:
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu AC – 15A
Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang AC – 15A.
Bước 3: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
Bước 4: Kết nối 2 đầu đo của đồng hồ với 2 điểm cần đo dòng điện của mạch thí nghiệm (Mắc nối tiếp).
Bước 5: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
Bước 6: Đọc và tính giá trị: Đọc trên cung chia độ E15, tính giá trị giống trường hợp đo điện áp 1 chiều. Nghĩa là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia cho độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX (giá trị lớn nhất) trên cung chia độ đó (xem phần tính giá trị đo điện áp 1 chiều).
>>> Tham khảo thêm: Bạn có biết máy phát điện gia đình loại nào tốt không?
Hướng dẫn đo dòng điện xoay chiều bằng ampe kìm
Để tránh điện giật khi đó bạn nên ngắt kết nối đầu dò thử nghiệm ra khỏi đồng hồ, giữ ngón tay của lớp bảo vệ.
Đo dòng điện xoay chiều bằng hàm kẹp
Các bước được thực hiện như sau:
Bước 1: Điều chỉnh núm vặn sang thang đo phù hợp. Bạn sẽ thấy xuất hiện biểu tượng hàm kẹp trong màn hình, nó có nghĩa là phép đo đang được thực hiện.
Lưu ý là khi dòng điện đo được <0,5A, dấu chấm trung tâm trong biểu tượng hiển thị sẽ bật và tắt. Khi dòng điện> 0,5 A, dấu chấm trung tâm sẽ ổn định.
Bước 2: Trước khi thực hiện phép đo dòng điện DC, bạn hãy đợi màn hình ổn định sau đó ấn nút Zero để đảm bảo cho kết quả chính xác. Đồng thời, phải đảm bảo rằng hàm được đóng, không có dây dẫn bên trong hàm.
Bước 3: Mở hàm, đưa dây dẫn vào bên trong hàm sau đó đóng chúng lại. Dây dẫn cần đảm bảo thẳng.
Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình ampe kế.
Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây bạn đã biết dòng điện xoay chiều là gì rồi chứ. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết để có thể sử dụng điện sao cho thật hợp lý nhé.