Cường độ dòng điện đã được chúng ta đã được tìm hiểu ngay từ những năm đầu cấp 2 và được tìm hiểu sâu hơn trong những năm cấp 3. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhiều kiến thức về cường độ dòng điện như cường độ dòng điện 220V, cường độ bão hòa, cường độ dòng điện dân dụng,…
Mục Lục
1. Tại sao nước ta sử dụng cường độ dòng điện 220V?
Có thể bạn chưa biết, các nước như Mỹ, Nhật thường sử dụng mức điện áp là 110V thay vì sử dụng mức điện áp 220V như bạn thường thấy ở Việt Nam. Tại sao lại thế? Đơn giản vì người ta cho rằng điện áp 110V an toàn hơn so với điện áp 220V và các nước sử dụng điện áp 110V do đặt chỉ tiêu an toàn lên hàng đầu. Tuy nhiên, điều này liệu có hoàn toàn đúng hay không?
Quả thật, nếu bạn là người hay chú ý dễ dàng nhận ra rằng, những đồ điện được mang về từ nước Mỹ hoặc nước Nhật thường bắt buộc phải sử dụng kèm với thiết bị đổi áp, từ 220v xuống 110v.
Ổn áp chuyển điện 110v sang 220v
Có thể bạn quan tâm: Cường độ dòng điện là gì? có những ứng dụng quan trọng nào?
Điện áp 110V được nhận định là sẽ an toàn hơn nhưng chỉ đúng khi so sánh với điện áp 220V. Bởi vì bất cứ điện áp nào cũng sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho biết, điện áp càng lớn thì mức độ gây nguy hiểm càng cao, một dòng điện có điện áp 24V và cường độ 10mA trở lên đã đủ để lấy đi tính mạng của một người trưởng thành. Ở Việt Nam dùng cường độ dòng điện 220v một phần nhiều là do cơ sở hạ tầng đã xây dựng phù hợp với điện áp này hơn điện áp 100v.
Không chỉ vậy, nếu nói đến việc hao tổn điện thì điện áp 110V cần dòng điện mạnh hơn nhiều so với cường độ dòng điện 220V, ngoài ra, còn chưa tính đến chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng của điện áp 110V là rất lớn bởi nó đòi hỏi đường dây, các trạm điện hay các cột dẫn điện phải có chất lượng cao hơn nhiều so với 220V.
Chính bởi vậy, lúc đầu nhiều nước sử dụng mức điện áp 110V nhưng di nhu cầu ngày càng tăng cao nên chuyển sang dùng điện áp 220V để giảm áp lực đầu tư cơ sở vật chất.
2. Cường độ dòng điện dân dụng thường dùng ở Việt Nam
Như đã nói ở phần trên, mức điện áp mà nước ta sử dụng là 220V, tuy nhiên, không thể xác định rõ cường độ dòng điện dân dụng thường được dùng để sinh hoạt trong các gia đình được, bởi điều đó còn tùy thuộc vào mức độ và nhu cầu sử dụng của từng hộ gia đình. Mặc dù vậy, dòng điện trong các gia đình đều được đảm bảo ở mức độ an toàn thông qua các thiết bị truyền điện an toàn về dây dẫn điện, cầu chảy hay cầu dao điện chuyên dụng.
Dòng điện thường dùng trong gia đình dùng là dòng điện xoay chiều sẽ dễ dàng tiết kiệm hơn
Bên cạnh đó, dòng điện sinh hoạt thường được dùng là dòng điện xoay chiều vì có một điện áp xoay chiều thay đổi dấu. Sự biến đổi điện áp xoay chiều không tiêu hao, có thể thực hiện được nhờ một biến thế, mà điện áp một chiều không thể làm được điều này. Bởi vậy mà người ta có thể nạp điện được vào các thiết bị điện tử thường chấp nhận 12V. Dùng dòng điện xoay chiều sẽ dễ dàng tiết kiệm hơn nếu tăng điện áp và hạ thấp dòng.
Chúng ta có thể thấy rằng điện áp là năng lượng theo đơn vị điện tích có lưu lượng. Khi mà chúng ta tăng điện áp mà không thay đổi năng lượng thì điện tích được sở dụng ít hơn vì vậy điện tích qua dây cáp càng ít. Vậy nên sẽ tiết kiệm hơn nếu tăng điện áp và hạ thấp dòng.
Ngoài ra, cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế được đặt vào hai đầu dây dẫn đó. Chính vì vậy, thông qua các công thức đã được học ở cấp 2, cấp 3 bạn có thể tính được cường độ dòng điện của bóng đèn thông qua hiệu điện thế thường dùng là 220V.
Mong rằng với một số chia sẻ ở trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn rằng tại sao nước ta lại sử dụng mức cường độ dòng điện 220V hay cường độ dòng điện dân dụng an toàn cần những điều kiện gì.