Phần nội dung này không nói về những công việc sau khi ra trường, mà sẽ nói về những việc hay những sản phẩm mà học ngành cơ điện tử làm được. Phần mô tả ở đây hơi cụ thể, không bao quát được toàn ngành, nhưng sẽ cho bạn cái nhìn và cảm nhận rồi hình dung được sinh viên của ngành cơ điện tử sẽ làm được những gì.
Mục Lục
Làm được các công việc của thợ điện tử: như làm mạch điện
– Làm Mạch ổn áp để giữ điện áp luôn ổn định, chẳng hạn như luôn ở mức +5V, hoặc +12V
– Làm các mạch điện tự động đóng ngắt theo ánh sáng, theo nhiệt độ,
– Làm được các mạch điện điều khiển động cơ chính xác số vòng quay của động cơ, tốc độ quay…
– Làm các mạch tự động bật điện khi có người đi vào vùng cần thiết, hay tắt mở vòi nước ở siêu thị và tự động đóng mở cửa
– Với các bạn sinh viên chịu khó tìm hiểu, các bạn sinh viên sẽ biết sử dụng rất nhiều IC phổ biến khác nhau để lắp vào mạch điện tử
– Hoặc bạn nào chịu khó có thể thiết kế luôn được mạch điện tử trên máy vi tính, máy in, rửa mạch và hàn linh kiện điện tử lên các bảng mạch
Nơi thực hành của các sinh viên học ngành cơ điện tử
Điện tử số là dạng điện từ được điều khiển theo tín hiệu, nhưng không phải dạng đơn giản nhé, các đồ dùng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày gần như đều gắn điệ tử số như máy vi tính, điện thoại hay chìa khóa điện tử, điểu khiển điều hòa. Ngoài ra điện tử số còn có điện tử viễn thông, điện tử công suất, analog những thành phần này bên ngành điện điện tử sẽ chuyên sâu hơn là cơ điện tử.
Làm được các công việc của thợ cơ khí:
– Hàn: hàn điện, hàn tic, hàn mic… hàn được các loại khung, giá đỡ,
– Tiện: Một vài sản phẩm làm ví dụng như việc tiện được trục bánh xe sao cho gắn vừa khít vòng bi, lắp bánh xe, lắp bánh rằng, vòng dây đai… Làm được các khớp truyền động động cơ.
– Làm nguội: khoan cục sắt làm sản phẩm, gò uốn các loại thép – nhôm, bắn ốc vít, tán đinh…
Dù làm được các công việc của thợ cơ khí nhưng các bạn cơ điện tử thì sẽ yếu hơn các bạn học ngành cơ khí về tiện ren riêng tư như đòi hỏi chính xác về độ cứng bề mạt hay độ biến dạng chịu lực và các sản phẩm tháo lắp phức tạp.
Thiết kế và lắp đặt được các hệ thống điều khiển tự động bằng khí nén.
Ví dụ như việc chúng tự đẩy sản phẩm từ bên ngoài vào, khi đúng điểm thì gán linh kiện A vào một mặt, sau khi gắn xong thì gắp tiếp linh kiện B ở mặt sau rồi đẩy sản phẩm ra ngoài. Vòng lặp cứ tiếp tục để lấy các sản phẩm kế tiếp như thế. Sau khi làm được thì khí nén thì các bạn cũng có thể lắp đặt thiết kế các hệ thống thủy lực.
Lập trình điều khiển
Các bạn học cơ điện tử cũng rành về lập trình tương tự như các bạn bên ngành công nghệ thông tin, tuy vậy cơ điện tử chuyên sâu mảng điều khiển điện tử và tín hiệu hơn.
Lập trình được PLC, PLC là hệ thống chuyên dụng để điểu khiển hệ thống trong nhà máy, các nhà máy lớn có tự động hóa gần như đều sử dụng PLC. Để vận hàng được các hệ thống điều khiển trung tâm, can thiệp được vào các chương trình để sửa lỗi. PLC giải quyết được hầu hết tất cả mọi thứ về tự động hóa trong công nghiệp và tự động hóa được đến mức nào thì còn tùy vào người lập trình nên chương trình PLC nữa.
Xem thêm các thông tin hữu ích tại đây