Trung Quốc là quốc gia có nền văn hóa lịch sử lâu đời, họ có những phát minh không chỉ làm thay đổi cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân loại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật và khoa học qua bài viết dưới đây!
Mục Lục
Top 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc
Trong hành trình hình thành và phát triển, nhân loại có vô vàn những phát minh, học thuyết được tìm ra. Đặc biệt không thể không kể tới Trung Quốc, quốc gia có nhiều phát minh đóng góp to lớn cho sự phát triển lĩnh vực khoa học – kỹ thuật thế giới. Những thành tựu khoa học kỹ thuật của Trung Quốc có 4 phát minh lớn mang tính đặc trưng lần lượt là kỹ thuật chế tạo giấy, la bàn, thuốc súng và kỹ thuật in ấn.
Phát minh ra giấy của Trung Quốc
Kỹ thuật chế tạo giấy là phát minh lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại. Nghiên cứu chỉ ra, giấy được phát minh khoảng 2000 năm trước Công nguyên thời kỳ nhà Hán, Trung Quốc. Trước khi phát minh ra giấy, các nơi trên thế giới viết chữ trên các loại vật liệu tự nhiên như lá cây, đá, da động vật,…
Tại Trung Quốc cổ đại sử dụng các dải tre gỗ, xương bả vai của một con bò để ghi lại sự kiện quan trọng, loại sách nan tre chiếm diện tích và rất nặng. Sau đó họ làm giấy từ vải xé nhỏ, đan và trộn với nước tạo ra chất liệu mềm, tiếp đến ép thành tấm rồi sấy khô. Tuy vậy cách làm này không phù hợp túi tiền và việc sử dụng hàng ngày nên không phổ biến.
Theo thời gian đến kỷ thứ 2 sau Công nguyên, một vị quan triều đình nhà Hán tên Cai Lun đã phát minh ra phương pháp làm giấy từ vụn tre, lụa tơ và cây dương. Loại giấy này cũng đắt và chỉ có thể sử dụng trong triều đình.
Với mong muốn giúp giảm chi phí, Cao Lun đã dùng vải vụn cũ, phế liệu từ cây gai dầu, sợi dâu tằm, lưới đánh cá và các loại sơi libe khác tạo ra loại giất mới nhẹ hơn, rẻ hơn và phù hợp với bút lông.
Về sau kỹ thuật làm giấy lan sang các nước lân cận, cho đến triệu đại nhà Đường, triệu đại nhà Minh, kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc đã lan khắp thế giới, đóng góp lớn cho nền văn minh hiện nay.
Đọc thêm: Năng lượng Photon là gì? Công thức tính năng lượng Photon
Phát minh la bàn của Trung Quốc
La bàn là một trong tứ đại phát minh của Trung Quốc xưa. La bàn bắt nguồn từ thời Chiến Quốc khoảng 476 đến 221 trước Công Nguyên, trước còn được gọi là chỉ nam xa.
La bàn có dạng tròn với một chiếc kim nhỏ làm bằng thép nhiễm từ. Một đầu của cây kim nhỏ chỉ về hướng Nam và đầu kia chỉ về hướng Bắc. La bàn sau đó được giới thiệu đến thế giới Ả Rập và Châu Âu trong thời kỳ Bắc Tống (960 – 1127).
Trước khi có la bàn, mọi người phụ thuộc việc đọc vị trí của mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao cực để chỉ đường trên vùng nước rộng hoặc lãnh thổ xa lại. Sau này la bàn ngoài dùng để xác định hướng còn được dùng định vị mục tiêu quân sự trong chiến tranh.
La bàn cho đến ngày nay vẫn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực hàng không, hàng hải, định vị địa lý, và góp phần phát triển các loại la bàn kỹ thuật số.
Phát minh ra thuốc súng của Trung Quốc
Thuốc súng là phát minh làm thay đổi thế giới của Trung Quốc. Thuốc súng được phát mình vào cuối của triều đại Tang năm 618 – 907, và được dùng trong các cuộc chiến tranh đánh bại các quân đội kẻ thù.
Thuốc súng gồm ba thành phần cơ bản: lưu huỳnh, kali nitrat và than củi. Hỗn hợp ba loại này cháy rất mạnh. Sự xuất hiện của thuốc súng đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử vũ khí và cách thức chiến đấu.
Kỹ thuật chế tạo thuốc súng lan sang các nước Ả Rập, rồi đến các nước châu Âu từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIII.
Xem thêm: Năng lượng không tái tạo là gì?
Phát minh ra kỹ thuật in của Trung Quốc
In ấn là nghề được bắt nguồn từ việc người Trung Quốc cổ đại hay có thói quen kí tên bằng con dấu. Khoảng 600 trước Công nguyên, người Trung Quốc sử dụng kỹ thuật in với việc chạm khắc trên đá, sử dụng để in lên các tài liệu như sách, bản tin hay tiền giấy. Đến khoảng thế kỷ 7, thế kỷ 8 kỹ thuật in được phát triển để in bằng chữ cái, nhằm giúp sản xuất sách cũng như tăng sự phổ biến của tri thức.
Trong triệu đại nhà Tống, người dân thường tên Tất Thăng đã phát minh ra kỹ thuật in chữ rời bằng đất sét nung. Phát minh của Tất Thăng là một bước nhảy vọt của nghề in song nó còn một số nhược điểm chữ hay mòn, khó tô mực, ko sắc nét.
Tuy nhiên kỹ thuật của Tất Thăng vẫn được lan truyền sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Ả Rập, Việt Nam thậm chí là ở Châu Âu. Có thể nói kỹ thuật in ấn của Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy sự phát triển sự ra đời kỹ thuật in ấn bằng kim loại sau này.
Trên đây là thông tin về 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc, đồng thời cũng là những phát minh có ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhân loại ngày nay. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn.